Các cuộc đấu giá parachain của Polkadot nhất định thành công và sẽ đảm bảo Web3 phi tập trung bằng cách kết nối các blockchain khác nhau.
Đồng sáng lập Ethereum Gavin Wood từng tuyên bố rằng nó sẽ “cho phép mọi người tương tác theo những cách cùng có lợi mà không cần phải tin tưởng lẫn nhau”. Về lý thuyết, một nền tảng như vậy sẽ mở đường cho Web3, được đặc trưng bởi các kiến trúc mạng phân tán hoặc phi tập trung, đặt nền tảng cho một mạng internet thực sự mở. Tại đó, chúng ta sẽ không phải giao phó mù quáng dữ liệu của mình cho các tập đoàn độc quyền hoặc cần sự cho phép của họ để tham gia.
Tuy nhiên, kể từ khi ra đời vào năm 2015, Ethereum đơn giản là không thể thích ứng đủ nhanh và theo kịp tốc độ. Cụ thể, chi phí giao dịch cho các ứng dụng phi tập trung (DApp) quá cao trong khi tốc độ giao dịch quá chậm. Wood rời team Ethereum vào năm 2016 và thành lập khuôn khổ cho Web3 phi tập trung: Polkadot.
Khi hàng loạt các cuộc đấu giá parachain bắt đầu thu hút sự chú ý, “mẹ của các blockchain” đang có một năm rất thú vị, bắt đầu với sự ra mắt của mạng chim hoàng yến Kusama. Phương châm của Kusama là “mong đợi sự náo loạn”. Nhìn lại, rõ ràng là sự náo loạn dự kiến của mạng trong các cuộc đấu giá parachain đã đặt ra khuôn khổ cho một nền tảng Polkadot vững chắc và cuối cùng là Web3 phi tập trung trong những năm tới.
Polkadot
Khả năng giao tiếp góp phần làm cho Polkadot khác biệt với Ethereum và các blockchain khác. Trọng tâm của Polkadot là các parachain. Về mặt lý thuyết, parachain là một chuỗi được song song hóa, là động lực thúc đẩy một trong những nguyên tắc cốt lõi của Web3: Khả năng giao tiếp giữa các hệ thống khác nhau. Trong hệ sinh thái, các parachain chạy song song và bất kỳ loại dữ liệu nào cũng có thể được gửi giữa chúng nhờ khả năng tổng hợp chuỗi chéo của Polkadot, mở ra khả năng cho các trường hợp sử dụng mới. Nhờ các cầu nối xuyên mạng, parachain cũng có thể được kết nối với nhiều mạng bên ngoài như Bitcoin, Ethereum,…. Các parachain là duy nhất, độc lập và được thiết kế cho các nhu cầu cụ thể của blockchain, hoàn toàn khác với các shard của Ethereum giống hệt nhau về thiết kế và ít khả năng thích ứng hơn.
Về cơ bản, Polkadot được xây dựng quanh Relay Chain – chuỗi trung tâm của Polkadot, đảm bảo khả năng tương tác giữa các blockchain khác trong mạng, cho phép các nhà phát triển xây dựng blockchain riêng của họ một cách an toàn. Trong khi Relay Chain hiện tại xử lý giao dịch, áp dụng các giao thức quản trị và cung cấp dịch vụ staking cho mạng Polkadot, một loạt parachain sắp tới dự kiến sẽ cung cấp các tính năng nâng cao, bao gồm chức năng được cải thiện và khả năng tương thích chuỗi chéo.
Nếu Relay Chain đại diện cho một điểm trung tâm thì parachain về cơ bản là nan hoa tỏa ra tứ phía của Polkadot. Mỗi parachain là một blockchain có khả năng chạy thuật toán đồng thuận, tiện ích, token… của riêng nó. Vì Relay Chain không hỗ trợ hợp đồng thông minh hoặc các tính năng cụ thể khác nên những trách nhiệm đó được chuyển cho các parachain.
Cần lưu ý rằng các parachain không bị ràng buộc với bất kỳ quy tắc nào ngoài yêu cầu chúng phải được xác thực một cách đáng tin cậy. Polkadot giới hạn số lượng parachain ở mức 100 – một giới hạn cứng tạo ra sự cạnh tranh giữa các dự án hy vọng kết nối với Polkadot. Để kết nối, các parachain tiềm năng phải giành chiến thắng trong một cuộc đấu giá vị trí parachain bằng cách trả giá cao hơn các dự án khác. Sau khi một parachain giành được vị trí, dự án sẽ cam kết token DOT để thanh toán cho việc thuê vị trí đó (các vị trí parachain không bao giờ được bán mà chỉ cho thuê). Nếu các cuộc đấu giá này nghe có vẻ phức tạp hoặc khó hiểu thì đó là do vị trí parachain khan hiếm và ý định của Polkadot là ưu tiên các dự án nghiêm túc, chất lượng cao.
Kusama
Theo cách nói chính thức, Kusama là mạng được xây dựng như “chim hoàng yến trong mỏ than”, chấp nhận gánh chịu rủi ro cho người anh em Polkadot của nó. Như Kusama đã nói:
“Đó là một nền tảng được xây dựng để thay đổi các tác nhân nhằm giành lại quyền kiểm soát, khơi dậy sự đổi mới và phá vỡ thực trạng hiện tại”.
Mạng này tự quảng cáo là cho phép tạo ra môi trường thử nghiệm thực tế nhất có thể cho các dự án blockchain và có thể giả định Kusama như “nền tảng song trùng” vì nó có kiến trúc và cấu trúc gần như giống với Polkadot ngoài khả năng nâng cấp nhanh. Mạng không chỉ được sử dụng cho các ứng viên parachain để đổi mới và thử nghiệm các thay đổi mà còn là một chuỗi proof of concept cho mô hình sharding của Polkadot.
Đối với Kusama, các cuộc đấu giá đã chứng tỏ là chìa khóa cho kiến trúc đa chuỗi có thể mở rộng, trong đó các parachain kết nối với mạng bằng cách thuê một vị trí trên Relay Chain thông qua cuộc đấu giá cần sự cho phép. Ban đầu, khi Polkadot báo cáo khởi động các cuộc đấu giá parachain, họ chỉ ra Kusama đã hoàn thành thành công 11 cuộc đấu giá parachain kể từ đầu tháng 6 như thế nào. Từ đó, hơn 49.000 địa chỉ duy nhất đóng góp hơn 2,4 triệu token KSM, báo hiệu sự quan tâm khá nhiệt tình của cộng đồng.
Hơn nữa, thực tế là không có vấn đề kỹ thuật nào trong suốt các cuộc đấu giá parachain, chứng tỏ rằng Polkadot đã có sự chuẩn bị cho các cuộc đấu giá của riêng mình. Rõ ràng là việc triển khai dần dần là trọng tâm mang lại thành công cho Polkadot, trong đó tổng số parachain đi vào hoạt động trên Polkadot không vượt quá 75% trong số parachain đang chạy trên Kusama với mục tiêu chất lượng hơn số lượng. Không thể phủ nhận sự thành công của Kusama nói lên một tương lai tươi sáng cho Polkadot.
Tóm lại, con đường hướng tới Internet phi tập trung bắt đầu với các cuộc đấu giá parachain, vốn dĩ được khơi nguồn từ Kusama. Web3 tập trung vào việc trả lại quyền kiểm soát internet cho người dùng và đó chính xác là những gì đang xảy ra với các cuộc đấu giá parachain nơi mọi người đều được tự do tham gia. Các cuộc đấu giá parachain đang diễn ra của Polkadot chắc chắn sẽ thành công nhờ được thử nghiệm nghiêm ngặt trên Kusama và sẽ đảm bảo một Web3 phi tập trung bằng cách kết nối các blockchain khác nhau. Trong tương lai, có khả năng Kusama được bắc cầu với Polkadot để tương tác xuyên mạng – là vấn đề cần hiện thực hóa cuối cùng của Web3.