Liên Hiệp Quốc (LHQ) thông báo sẽ tiếp tục nghiên cứu việc sử dụng công nghệ Blockchain để chống lại khủng hoảng khí hậu, một trong những vấn đề xã hội rất được quan tâm trong nhiều năm qua.
Trước nhiều lo ngại đang diễn ra về lượng khí thải carbon khi khai thác Bitcoin thì Liên Hiệp Quốc đã đánh giá công nghệ cơ bản của tiền mã hoá có nhiều tiềm năng lớn trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu, cụ thể như biến đổi khí hậu.
Theo đó, Liên Hiệp Quốc sẽ tiếp tục nghiên cứu việc áp dụng công nghệ Blockchain như một giải pháp để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu, nhằm đạt được nền kinh tế toàn cầu bền vững hơn. Đây là thông báo được trích trong một bài đăng trên website chính thức của Liên Hiệp Quốc vào ngày 20/06 vừa qua.
Các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh rằng “tiền mã hoá cũng như công nghệ cung cấp năng lượng cho chúng có thể đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững. Nó thực sự cải thiện khả năng quản lý môi
Cụ thể, bài đăng cũng chỉ ra một số lợi ích dành cho môi trường và tính bền vững liên quan đến Blockchain. Ưu điểm của của Blockchain có thể kích hoạt tính minh bạch và khả năng chống lại gian lận, các vấn đề tài chính – khí hậu cũng như thị trường năng lượng sạch.
Trích dẫn từ mối quan hệ hợp tác trong Chương trình Môi trường giữa Liên Hiệp Quốc và Đại học Kỹ thuật Đan Mạch, bài viết cho biết rằng dữ liệu về khí thải nhà kính độc hại ở nhiều quốc gia hiện nay là không đáng tin cậy cũng như chưa đầy đủ. Do đó, những giải pháp Blockchain có thể cung cấp một nền tảng ghi chép không thể sửa đổi, có tính minh bạch cao cho các quốc gia nhằm giảm tác động của họ đối với khí hậu và môi trường.
Đồng thời, công nghệ Blockchain cũng là một phần quan trọng trong việc thúc đẩy các nguồn năng lượng tái tạo như gió và năng lượng mặt trời. Đây là cách tạo nên một công cụ có thể mang đến thị trường năng lượng sạch.
Công nghệ chuỗi khối cũng có thể là một phần quan trọng trong việc thúc đẩy các nguồn năng lượng tái tạo như gió và năng lượng mặt trời bằng cách cung cấp một công cụ để tạo ra thị trường năng lượng sạch. “Bản chất của những nguồn này là không liên tục và phi tập trung, nên cần có những hình thức thị trường năng lượng mới,” bài báo lưu ý.
Bên cạnh đó, Liên Hiệp Quốc cũng nhấn mạnh rằng tiền mã hoá vẫn còn trong giai đoạn sơ khai. Thị trường này vẫn còn rất nhiều thách thức về công nghệ và chính trị cần vượt qua, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến môi trường cũng như sự biến động.
“Nếu người dễ bị tổn thương nhất có thể hưởng lợi từ tiềm năng của công nghệ Blockchain, và nếu nó thực sự tác động tích cực đối với cuộc khủng hoảng khí hậu, thì cần có thêm nhiều nghiên cứu kỹ thuật hơn cũng như những đối thoại quốc tế nhiều hơn với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách.” – Trích trong bài đăng từ trên website của Liên Hiệp Quốc.
Minang Acharya, một trong những tác giả của bản tóm tắt về các ứng dụng Blockchain của UNEP đã nói rằng Liên Hiệp Quốc nên tiếp tục thử nghiệm với công nghệ này để tìm hiểu thêm những tác động thân thiện với môi trường của nó.
“Điều này có khả năng cải thiện kiến thức của toàn thể Liên Hiệp Quốc về Blockchain, hiểu biết của chúng tôi về các tác động môi trường và xã hội của các hoạt động khai thác và cải thiện cơ hội đối phó với bất kỳ vấn đề nào mà công nghệ có thể mang lại trong tương lai.” – Acharya chia sẻ.