Một chỉ báo phân tích kỹ thuật Bitcoin được theo dõi rộng rãi đã chuyển sang giảm giá, khiến một số người theo dõi tiền điện tử trên Twitter bày tỏ lo ngại về rủi ro trượt giá kéo dài sắp diễn ra.
Được sử dụng để đánh giá độ mạnh và thay đổi xu hướng, biểu đồ MACD đã trượt dưới 0 trên biểu đồ giá Bitcoin hàng tuần. Điều đó thể hiện sự thay đổi từ tăng sang giảm và được nhiều người coi là tín hiệu bán.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích kỹ thuật cho biết tín hiệu bị suy yếu do các yếu tố khác. Sự kiện kinh tế vĩ mô như lạm phát của Hoa Kỳ vào hôm nay và quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) vào thứ 4 cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất giá Bitcoin. Mặc khác, tín hiệu xuất hiện sau khi BTC giảm 16% từ mức cao khoảng 31.000 đô la vào 2 tháng trước, đặt ra câu hỏi về tính bền vững của đà phục hồi vào đầu năm nay.
“Những gã hy vọng to moon đang hoài nghi”, trader CryptoBullet đã tweet vào thứ 2, đề cập đến những người mong đợi đợt tăng giá thần tốc.
Theo CryptoBullet, đường chéo gấu của MACD trông tương tự như đường từng xuất hiện cách đây khoảng 4 năm. Vào thời điểm đó, thị trường đang phục hồi ấn tượng giống như trong hai tháng qua và lao dốc sau khi chỉ báo quay đầu trở lại giảm giá.
Nguồn: TradingView
Giao cắt giảm của tháng 4/2022, tháng 11/2021 và tháng 4/2021 cũng gây ra tai họa cho thị trường.
“Đó là lý do tại sao tôi tin rằng kết quả có thể xảy ra nhất là mức 19.000-20.000 đô la”, một người dùng Twitter cho biết, lưu ý đến hồ sơ dự đoán thị trường của MACD.
Hỗ trợ chính còn nguyên
Katie Stockton, nhà sáng lập và đối tác quản lý của nhà cung cấp nghiên cứu phân tích kỹ thuật Fairlead Strategies, không đồng ý như vậy.
“Tín hiệu “bán” mới của MACD hàng tuần là một trở ngại tiềm ẩn, nhưng các điều kiện quá bán trong ngắn hạn đang xảy ra và các điều kiện quá bán trong trung hạn sẽ xảy ra, điều này mang lại cho Bitcoin cơ hội tốt hơn để giữ giá gần mức hỗ trợ 25.200 đô la”, Stockton cho biết trong một lưu ý cho khách hàng vào thứ 2.
Bitcoin đang tiếp tục giữ mức hỗ trợ được chuyển từ kháng cự tại 25.200 đô la trong bối cảnh không chắc chắn về quy định và hoảng loạn bán altcoin. Giá đã vượt qua mức này vào tháng 3, xác nhận xu hướng tăng phục hồi.
Bitcoin tiếp tục giữ hỗ trợ ở mức 25.200 đô la bất chấp xu hướng giảm của MACD | Nguồn: TradingView
Biểu đồ hàng tuần cho thấy Bitcoin đang giữ hỗ trợ ở mức 25.200 đô la, được đánh dấu bằng đường ngang và chỉ báo Stochastic nhấp nháy tín hiệu quá bán với chỉ số dưới 20.
Các tín hiệu quá bán không đáng tin cậy nếu chỉ xem xét độc lập, nhưng khi đi kèm với giá giao dịch ở mức hỗ trợ quan trọng, như trong trường hợp của BTC, thường báo hiệu sự quan tâm mua mới.
Tập trung vào dữ liệu vĩ mô
Hơn nữa, Hoa Kỳ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vào thứ 3 và quyết định lãi suất của Fed vào thứ 4 có thể quyết định các biểu đồ giá.
Theo ước tính của Bloomberg, CPI tháng 5 dự kiến cho thấy chi phí sinh hoạt ở nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng 0,2% so với tháng trước và 4,1% so với năm trước, giảm so với mức tăng hàng năm 4,9% của tháng 4. Lạm phát cơ bản (loại bỏ thành phần năng lượng và lương thực biến động) dự kiến sẽ tăng 0,4% so với tháng trước và 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo David Brickell – giám đốc doanh số tổ chức tại mạng lưới thanh khoản tiền điện tử Paradigm, xu hướng đối với BTC đang nghiêng về phía tăng.
“Chúng tôi đã tiếp nhận rất nhiều tin xấu trong vài tuần qua, bao gồm cả việc định giá lại lãi suất cao hơn và đồng đô la Mỹ kể từ tháng 4. Rủi ro/phần thưởng cho việc quay trở lại đỉnh của phạm vi rất hấp dẫn. Tôi cũng nghĩ rằng có khả năng CPI thấp hơn và các thị trường đang tụt lại phía sau về việc lạm phát giảm nhanh như thế nào từ đây”.
Chỉ số CPI giảm nhanh hơn sẽ tạo cơ hội cho Fed cắt giảm lãi suất. Ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất thêm 500 điểm cơ bản kể từ tháng 3/2022, gây bất ổn cho các tài sản rủi ro, bao gồm cả tiền điện tử.