Chính phủ Việt Nam ban hành danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu – Blockchain được gọi tên

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2117/QĐ-TTg ban hành danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Ở lĩnh vực công nghệ số (Digital Technologies), công nghệ Blockchain giành được một vị trí ưu tiên, đứng ngang hàng với Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence), Internet vạn vật (Internet of Things), Công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Big data analytics).

Trong quyết định này, nhiều lĩnh vực công nghệ trình độ cao cũng được chính phủ dành sự quan tâm đặc biệt. Ở lĩnh vực vật lý, các nội dung ưu tiên là robot tự hành, robot cộng tác, phương tiện bay không người lái, phương tiện tự hành dưới nước; in 3D tiên tiến; công nghệ chế tạo vật liệu nano.

Lĩnh vực công nghệ sinh học gồm các nội dung sinh học tổng hợp; công nghệ thần kinh; tế bào gốc; công nghệ enzyme; tin sinh học; chip sinh học và cảm biến sinh học v.v.

Lĩnh vực năng lượng và môi trường có những nội dung ưu tiên công nghệ chế tạo pin nhiên liệu; công nghệ tổng hợp nhiên liệu sinh học tiên tiến; năng lượng hydrogen; quang điện; công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến v.v.

Các bạn có thể xem chi tiết quyết định này tại đây.

Đây là một tín hiệu hết sức đáng mừng khi chính phủ nước nhà đã chính thức xác nhận định hướng tập trung phát triển công nghệ Blockchain để không bị tụt hậu lại phái sau so với thế giới. Các doanh nghiệp từ đây cũng đã có một hành lang pháp lý để tự tin phát triển sản phẩm blockchain của mình.

Tuy nhiên, tại các cơ quan cấp Bộ tại Việt Nam cũng đã có những động thái thăm dò công nghệ Blockchain từ lâu chứ không phải chờ đến thời điểm hiện tại mới bắt đầu khởi động. Điển hình là từ năm học 2020 – 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định hợp tác với Tomochain để ứng dụng công nghệ Blockchain trong việc lưu trữ văn bằng quốc gia. Theo đó, tất cả văn bằng được cấp bởi các đơn vị đào tạo thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ lần lượt được đưa vào hệ thống lưu trữ văn bằng quốc gia. Hệ thống truy xuất cho các bên có nhu cầu cũng sẽ được xã hội hoá.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

scroll to top