Tại sao đà tăng của Bitcoin lại bị kìm hãm?

Bitcoin tăng đáng kể từ đầu năm nay, nhảy vọt tới 100% so với mức giá thấp nhất. Nhiều chỉ báo chu kỳ on-chain cho thấy Bitcoin đã bước vào giai đoạn phục hồi sau thời kỳ suy thoái, gợi ý về tiềm năng tăng giá hơn nữa.

Tuy nhiên, bất chấp những dấu hiệu tích cực này, xuất hiện một số lý do khiến đà tăng hiện tại có thể bị hạn chế. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 3 yếu tố chính nhiều khả năng sẽ hạn chế đà tăng trưởng của BTC trong thời gian tới.

Lượng nắm giữ Bitcoin tại Hoa Kỳ giảm

Một yếu tố quan trọng kìm hãm sức tăng của Bitcoin là lượng nắm giữ BTC của các nhà đầu tư tổ chức Hoa Kỳ giảm liên tục. Trong lịch sử, vào các thị trường bò lớn, nhà đầu tư tổ chức Hoa Kỳ tăng tích lũy đi kèm với tăng giá đáng kể.

Tuy nhiên, những tháng gần đây đã chứng kiến các khoản nắm giữ này ngày càng vơi dần. Sự thay đổi có thể là do bối cảnh pháp lý đang diễn ra trong thị trường tiền điện tử Hoa Kỳ, khiến các nhà đầu tư tổ chức lựa chọn sàn giao dịch toàn cầu và sàn giao dịch phi tập trung (DEX) thay vì các sàn có trụ sở trong phạm vu quản lý của Ủy ban giao dịch và chứng khoán Hoa Kỳ (SEC). Xu hướng này sẽ hạn chế dòng vốn mới vào Bitcoin và có khả năng làm giảm tốc độ tăng giá.

Tổng nguồn cung của stablecoin giảm

Một yếu tố khác hạn chế đà tăng của BTC là tổng nguồn cung stablecoin thấp hơn. Stablecoin, chẳng hạn như USDT và USDC, đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái tiền điện tử do cung cấp tính ổn định và thanh khoản.

Bitcoin

Nguồn: CryptoQuant

Tổng nguồn cung của stablecoin là một chỉ báo về khả năng mua trong thị trường tiền điện tử. Vào tháng 2/2022, tổng nguồn cung stablecoin đạt mức cao nhất là 99 tỷ đô la, nhưng hiện tại nó đã giảm còn 71,1 tỷ đô la. Mức giảm này cho thấy sức mua trên thị trường suy yếu, thúc đẩy rủi ro cản trở quỹ đạo tăng đáng kể của vua coin.

Sự vắng mặt của người chơi tiền thông minh mới

Vắng bóng những người chơi tiền thông minh mới tham gia vào thị trường cũng là một yếu tố hạn chế diễn biến tăng giá. Các phân tích chỉ báo Chuyển token BTC cho thấy không có thay đổi đáng chú ý nào trong khía cạnh này. Thiếu chuyển động đáng kể có thể được cho là do động lực cung và cầu nhiều hơn so với sự xuất hiện của các nhà đầu tư tiền thông minh.

Bitcoin

Nguồn: CryptoQuant

Chẳng hạn, trong cuộc khủng hoảng FTX, khi Bitcoin lao xuống 15.800 đô la, tỷ lệ holder dài hạn chiếm gần 80% thị trường. Ngoài ra, tăng giá bùng nổ do mở rộng thanh khoản khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ mở rộng bảng cân đối kế toán vào tháng 3 cho thấy thêm rằng giá tăng do nhiều yếu tố khác ngoài dòng tiền thông minh thúc đẩy. Tuy vậy, không có sự tham gia đáng kể của dòng tiền thông minh mới là trở ngại cần được giải quyết trên con đường tăng trưởng bền vững của Bitcoin.

Kết luận

Mặc dù Bitcoin sở hữu tiềm năng tăng giá hơn nữa, nhưng một số vấn đề kinh tế vĩ mô sắp xảy ra có thể hạn chế đà tăng trưởng của nó. Cuộc suy thoái sắp tới được dự đoán trong nửa cuối năm có khả năng gây ra sự cố cho giá các loại tài sản và Bitcoin không là ngoại lệ.

Do đó, có khả năng chuyển động của Bitcoin sẽ giống với mô hình đã thấy vào năm 2019, với các chu kỳ tăng và giảm lặp đi lặp lại, thay vì xu hướng tăng liên tục như năm 2015. Khi thị trường tiền điện tử phát triển, điều quan trọng là phải theo dõi các yếu tố hạn chế này để có được sự hiểu biết toàn diện về tiềm năng tăng trưởng của Bitcoin trong những tháng tới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

scroll to top