Tại sao thị trường lắng xuống là thời điểm tuyệt vời để đầu tư vào NFT?

Nếu bạn là một trong số ít người nhận ra bong bóng NFT vào năm ngoái thì thật đáng khâm phục. Bạn đã làm được điều mà hầu hết mọi người không làm được – thực hiện một phân tích tuyệt vời về xu hướng vĩ mô dài hạn của thị trường tiền điện tử và tổng kết. Bởi vì đây không phải là lần đầu tiên chúng ta đi vào vùng chưa xác định và kết thúc thất vọng. Có ai còn nhớ bong bóng ICO vào năm 2017-2018 không?

Lần này có gì khác?

Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta có chu kỳ bùng nổ và phá sản trong thị trường tiền điện tử. Nhìn lại bong bóng ICO vào năm 2017-2018, mọi người đều ca ngợi công cụ gây quỹ mới này vượt trội hơn so với IPO nhàm chán được thực hiện bằng tiền fiat. Cho đến bây giờ, 5 năm sau, chúng ta nhận ra rằng sự cường điệu này phải trả giá đắt.

Tương tự như những gì đã xảy ra với NFT vào năm 2021, bong bóng ICO đã được bơm phồng lên nhờ các đỉnh cao hơn trên thị trường và sự xuất hiện của những cơn mưa rào vốn đầu tư mới dường như không bao giờ dứt, làm tăng giá.

Song song đó, xu hướng vĩ mô chưa từng thấy trước đây đã đẩy giá Bitcoin lên tới 18.000 đô la và 1.100 đô la đối với ETH. Chính sách tiền tệ mở rộng với lãi suất gần như bằng 0% ở hai nền kinh tế lớn trên thế giới là Hoa Kỳ và Châu Âu đã mở đường cho các khoản đầu tư rủi ro, kể cả tiền điện tử và NFT nói riêng.

Nguồn: Statista

Hình ảnh trên cho thấy tổng số tiền tài trợ thông qua ICO từ năm 2017 đến năm 2019 trên toàn thế giới. Sau khi bong bóng vỡ vào quý 1/2018, nguồn vốn mà các dự án nhận được tiếp tục tăng mạnh cho đến quý 2/2018 khi các VC (nhà đầu tư mạo hiểm) cuối cùng nhận ra chuyến tàu đã đi qua.

Vào tháng 12/2018, giá bắt đầu giảm từ từ và không có yếu tố bên ngoài cụ thể nào mà chúng ta có thể quy trách nhiệm cho sự sụt giảm này. Không có ngân hàng trung ương nào tăng lãi suất, không có Putin tuyên chiến với Ukraine và không có COVID-19 dẫn đến in tiền quá nhiều.

Chỉ có thể đổ lỗi cho chu kỳ thị trường tiền điện tử kéo dài khoảng 4 năm và cho đến nay dẫn đến các đỉnh cao hơn mỗi khi đạt đến đỉnh điểm. Nhưng bữa tiệc nào cũng đến lúc tàn. Sau những chuỗi ngày leo dốc hăng hái là giá lao dốc nhanh chóng. Phe bò đến lúc phải nhường sân khấu lại cho phe gấu.

Điều gì đã thay đổi?

Chúng ta đã trải qua một chặng đường dài kể từ khi ICO: NFT, DAO, DeFi và stablecoin chỉ là một vài trong số những đổi mới.

Sau khi DeFi đạt mức cao nhất vào mùa hè năm 2020, NFT là sản phẩm lớn tiếp theo, bắt đầu với doanh số bán Everydays của Beeple. NFT này do Christie’s đấu giá, được bán với mức kỷ lục 69 triệu đô la, khơi mào cho cơn sốt rầm rộ trên toàn thế giới.

Hình ảnh sau đây mô tả rõ nhất những gì đã xảy ra trong những tháng tiếp theo: khối lượng doanh số NFT hàng tuần bằng USD giảm đáng kể từ mức cao nhất 6 tỷ xuống khoảng 100 triệu đô la.

Nguồn: Dune

Một lần nữa, thị trường suy thoái dẫn đến giảm giá các bộ sưu tập NFT và khối lượng doanh số cũng thấp hơn. Tương tự như bong bóng ICO, khối lượng doanh số cao nhất (vốn VC cho các ICO) xảy ra sau khi vốn hóa thị trường đạt mức cao trong những tháng trước đó.

Trong ví dụ này, vốn hóa thị trường tiền điện tử đạt đến đỉnh điểm vào tháng 11/2021 và khối lượng doanh số NFT cao hơn tương ứng từ tháng 1 cho đến tháng 4/2022.

Lần này diễn ra khá nhanh: Không giống như năm 2017-2018, không có Tết Nguyên Đán hoặc một số lý do chính đáng khác bào chữa cho diễn biến giảm nhanh của thị trường tiền điện tử, mà là các công ty sử dụng quá nhiều đòn bẩy.

Sau khi công ty cho vay tiền điện tử Celsius đệ trình đơn phá sản theo Chương 9, cả không gian dường như chao đảo và cố gắng tìm ra giải pháp cho những gì sắp xảy ra. Với việc giá giảm, các công ty thế chấp số lượng lớn bị đẩy đến bờ vực thanh lý. Three Arrows Capital, Nuri và Voyager là những ví dụ điển hình.

Liệu NFT có thể sống sót qua thị trường gấu này không?

Như với mọi thị trường tăng giá, không chỉ vốn mới tràn ngập thị trường mà còn có rất nhiều người tài giỏi (đặc biệt là các nhà phát triển) đang tìm việc làm. Những nhân viên và dự án này tiến triển, đạt được các mốc quan trọng bất kể tình hình thị trường như thế nào. Ngay khi phe bò quay lại, họ sẽ lập tức đẩy vốn hóa thị trường tăng vũ bão.

Điều này xảy ra với cả ICO và NFT. ICP, Polygon và Solana chỉ là một vài ví dụ về các ICO được tài trợ thành công trong thị trường gấu.

Điều khác biệt cơ bản khi so sánh NFT và mọi công cụ là xu hướng vĩ mô cũng như dữ liệu cơ bản.

Kinh tế vĩ mô có vai trò quan trọng

Ngay trước khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) tăng lãi suất vào tháng 11/2021, đã có tin đồn thị trường tiền điện tử sẽ sụp đổ và NFT sắp hạ nhiệt.

Kết quả là tất cả các thị trường đều vấp ngã, cho dù là S&P 500, NASDAQ hay hàng hóa như vàng. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, thế giới chưa từng thấy những đợt tăng lãi suất mạnh như vậy và vì tiền điện tử có mối tương quan 0,6 với NASDAQ, nên khó tránh khỏi giá giảm mạnh.

Các nhà đầu tư đã điều chỉnh khoản đầu tư của họ sang các tài sản ít rủi ro hơn và quyết định rút tiền ra khỏi crypto. Ngoài ra, một nhà lãnh đạo Nga quyết định tấn công Ukraine, dẫn đến chuỗi phản ứng dài trên toàn thế giới, bao gồm cả sự bùng nổ của giá điện và khí đốt, khiến các nhà đầu tư đặt dấu hỏi lớn về phần thưởng-rủi ro tốt nhất cho các loại tài sản.

Ngay khi các ngân hàng bắt đầu giảm lãi suất hoặc cuộc chiến ở Ukraine kết thúc và chu kỳ thị trường tiền điện tử hướng lên, phe bò sẽ chiếm lấy ưu thế.

Các chỉ số cơ bản có vai trò cốt yếu

Như với mọi khoản đầu tư tiền điện tử, các chỉ số cơ bản của NFT cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về tiềm năng tăng giá. Theo một nghiên cứu từ DappRadar, số lượng ví trong quý 3/2022 tăng 36% so với quý 3/2021.

Hơn nữa, công nghệ đang phát triển nhanh chóng. Với 3 tiêu chuẩn NFT khác nhau là ERC-721, ERC-1155 và ERC-4907, công nghệ đang cung cấp cho chúng ta nhiều mục đích sử dụng.

Một mặt, các công ty đang nghiên cứu giải pháp sáng tạo cho vấn đề trong thế giới thực và cố gắng giáo dục, thu hút người dùng mới. Mặt khác, các nghệ sĩ có được công cụ tương tác với cộng đồng và cuối cùng nhận được những gì thuộc về họ – chủ yếu là tổng lợi nhuận cao hơn từ doanh số bán. Và đây mới chỉ là khởi đầu!

Với một lĩnh vực đang phát triển đi kèm với tiện ích, NFT có thể được sử dụng để token hóa tài sản và cung cấp cho người chơi các thiết bị đeo trong game (chẳng hạn như hình đại diện) trong ngành thời trang hoặc thậm chí để bán vé và các sự kiện.

Các công ty như Telegram, Twitter, Meta, Starbucks, Nike, Adidas và LG đã tích hợp công nghệ NFT làm sản phẩm cho người dùng của họ.

Thị trường gấu thường tạo cơ hội tuyệt vời cho các nhà đầu tư để kiếm một số tài sản giá rẻ. Ví dụ, giá sàn của Bored Ape Yacht Club giảm gần một nửa so với tháng 5/2022.

Nguồn: NFTpricefloor

Với nhiều bộ sưu tập thành công khác cũng giảm giá 50%, bây giờ có thể là thời điểm để đầu tư vào NFT. Cuối cùng, nhà đầu tư sẽ được đền đáp trong chu kỳ tăng giá tiếp theo, cho dù vào năm 2023, 2024 hoặc muộn hơn. Đây chính xác là trường hợp của phương châm: “Đầu tư trong thị trường gấu và chốt lời trong thị trường bò”.

Theo dõi chúng tôi ngay:
Kênh JERITEX:
Trang web:  https://www.jeritexeu.com
Telegram:  https://t.me/jeritex
Telegram:  https://t.me/jeritexgroup
Twitter:  https: // twitter. com / jeritex
Facebook:  https://www.facebook.com/Jeritex/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

scroll to top